Thực hiện các hoạt động thể chất phù hợp, đều đặn có thể giúp cải thiện sức mạnh và tăng cường khả năng co bóp của cơ bắp. Từ đó làm giảm áp lực trực tiếp lên tĩnh mạch, tăng cường lưu thông máu trong lòng mạch và giảm nguy cơ ứ trệ tuần hoàn – một trong những nguyên nhân gây giãn mạch.
Điều này không chỉ làm chậm sự tiến triển của bệnh, mà còn giúp giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Lựa chọn và thực hiện các hoạt động thể chất phù hợp là điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong việc cải thiện suy giãn tĩnh mạch. Sau đây là một số lời khuyên về nguyên tắc luyện tập và gợi ý các bài tập phù hợp cho người suy giãn tĩnh mạch.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn chính xác và phù hợp với tình trạng của mình nhất.
Một số bài tập giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch bao gồm:
Bên cạnh đó, một số hoạt động thể thao như đi bộ, bơi lội và đạp xe cũng được khuyến khích cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Hoạt động này có chuyển động nhẹ nhàng. Do đó khi tập sẽ không gây áp lực cao lên tĩnh mạch. Ngoài ra, đi bộ giúp tăng cường cơ bắp chân và tăng lưu thông máu. Từ đó giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Khi bơi lội, áp lực vận động của chân sẽ được giảm đi nhiều do có sự hỗ trợ của nước. Đây là một hoạt động giúp giảm tối thiểu những áp lực lên chân. Bơi lội cũng có lợi ích như đi bộ, giúp tăng cường cơ bắp chân và tăng lưu thông máu.
Đạp xe nhẹ nhàng với đoạn đường ngắn sẽ giúp hạn chế áp lực lên tĩnh mạch, đồng thời tăng cường sức mạnh cơ chân, kích thích tuần hoàn máu. Từ đó giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Lưu ý, người bệnh tránh đạp xe đường dài vì có thể làm căng các tĩnh mạch ở chân và gây hại cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Vì thế chỉ nên đạp xe với cường độ nhẹ và đoạn đường ngắn.
Trong quá trình hoạt động thể chất, các triệu chứng do suy giãn tĩnh mạch có thể khiến người bệnh đau đớn. Một số mẹo sau đây có thể giúp việc luyện tập thoải mái hơn:
Mang giày thoải mái, hỗ trợ tốt cho việc tập luyện. Đặc biệt khi thực hiện các bài tập như đi bộ hay chạy bộ.
Một số hoạt động thể chất sau đây có thể khiến bệnh tình trở nên xấu đi:
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm bớt các triệu chứng đau nhức và sưng tĩnh mạch.7
Bên cạnh đó, thừa cân hay béo phì có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, khiến máu ứ đọng nhiều hơn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý và ngăn ngừa tình trạng này.
Chế độ ăn đủ chất xơ sẽ góp phần duy trì cân nặng và giảm cân. Mặt khác, chất xơ giúp hạn chế suy giãn tĩnh mạch bằng cách ngừa táo bón – một tình trạng có thể làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch của khung chậu và chi dưới.
Một số thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: quả bơ, rau xanh, bông cải xanh, gạo lứt,…
Thực phẩm chứa flavonoid có thể giúp giảm bớt sự xuất hiện các triệu chứng giãn tĩnh mạch. Flavonoid có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giúp máu ít đọng lại trong tĩnh mạch hơn. Chúng còn có khả năng giảm huyết áp trong động mạch và làm giãn mạch máu. Từ đó làm giảm chứng giãn tĩnh mạch.
Một số thực phẩm chứa flavonoid như: rau củ bao gồm hành tây, ớt chuông, rau bina và bông cải xanh, trái cây họ cam quýt và nho, anh đào, táo và quả việt quất,…
Thực phẩm giàu kali có thể giúp giảm khả năng giữ nước – một tình trạng làm tăng áp lực trong tĩnh mạch. Thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm: chuối, khoai tây, khoai lang, các loại rau lá xanh, các loại đậu, bí ngô, cà tím, nấm, một số loại cá như cá hồi, cá ngừ,…
Uống đủ nước mỗi ngày giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Nước giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, duy trì lượng máu ổn định và giảm sự khó chịu của các triệu chứng giãn tĩnh mạch.
Nước và chất xơ kết hợp với nhau giúp giảm thiểu tình trạng đầy hơi và ngăn ngừa táo bón.
Người bệnh nên tránh một số thực phẩm làm tình trạng tiến triển nặng thêm, bao gồm:
Thay đổi một số thói quen sinh hoạt sẽ góp phần hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Một số thói quen người bệnh nên tránh để máu lưu thông dễ dàng và hạn chế áp lực lên tĩnh mạch như:
Phát hiện và điều trị suy giãn tĩnh mạch sớm là điều quan trọng để việc điều trị có hiệu quả, hạn chế các biến chứng nguy hiểm và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.
Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng như tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo như mạng nhện hoặc phình to, đau nhức chân,… bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch thường bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và điều trị bằng can thiệp mạch hoặc phẫu thuật.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn về việc sử dụng thuốc, thay đổi lối sống để việc điều trị đạt hiệu quả. Nếu không nhận thấy kết quả tích cực, hoặc bệnh tình diễn tiến nặng hơn dù đã dùng thuốc và thay đổi lối sống. Hãy nhanh chóng đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phù hợp.
Trên đây là thông tin về các bài tập và chế độ ăn của người suy giãn tĩnh mạch. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp việc điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả, đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm.
Với những bạn đang tìm hiểu ơn gọi, muốn theo linh đạo chăm sóc bệnh nhân như người mẹ chăm sóc con mình đang đau ốm (người mẹ chăm con ốm không cần trình độ hay kĩ năng về ngành y chỉ cần tình yêu và cảm nghiệm mỗi ngày) hãy liên hệ với Dòng Camillo để khám phá ơn gọi của đời mình.
03 bình luận
Huyền Trang
10 Tháng 11, 2024Xin cầu nguyện cho chúng con là sinh viên ngành y khoa đang bước trên con đường ngành y và luôn sống theo gương Thánh Camillo De Lellis. Xin cùng cầu cho chúng con 🙏🏻
Thúy Hằng
13 Tháng 11, 2024Mừng kính Cha Thánh Camillo 🌹Nguyện xin Cha Thánh luôn đồng hành bầu cử cùng quý Cha quý thầy luôn mãi để lửa nhiệt huyết, bác ái hi sinh bén sâu đến mọi nơi đến những ai nghèo khổ ốm đau ❤️
Ngọc Anh
22 Tháng 10, 2024Nguyện xin Mẹ Maria luôn phù hộ cho các cha, các thầy Dòng Tá Viên Mục Vụ Bệnh Nhân. Amen 🙏🏻
Để lại bình luận